Sau cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông Vận tải bộc lộ nhiều bất cập

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 15/10/2017 16:08 GMT+7

VTV.vn - Sau 1 năm cổ phần hóa, trái với sự kỳ vọng ban đầu, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương đang bộc lộ những bất cập.

Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại các cơ sở y tế công lập theo hướng đẩy mạnh giao quyền tự chủ toàn diện cho Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương đã và đang là yêu cầu và xu thế tất yếu hiện nay. Bởi có như vậy, các bệnh viện mới được "cởi trói" để phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong cơ chế này, bệnh nhân sẽ có điều kiện được hưởng những dịch vụ tốt nhất, còn cán bộ y tế sẽ phải thay đổi nhận thức, coi bệnh nhân là khách hàng và là người trả lương cho họ.

Tuy nhiên, đổi mới cơ chế quản lý như thế nào và giao quyền tự chủ ra sao để các bệnh viện vừa thu hút được các nguồn lực để phát triển vừa làm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là điều không đơn giản.

Đã có thời điểm, cổ phần hóa được cho là phù hợp trong quá trình đổi mới của các bệnh viện công lập, bởi như vậy các bệnh viện sẽ có thêm nguồn lực để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Nhưng thực tế, hướng đi này lại diễn ra không như kỳ vọng.

Thực hiện lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 5/1/2016, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần. Đây là đơn vị y tế công lập đầu tiên thí điểm chuyển sang mô hình doanh nghiệp cổ phần. Nhưng sau 1 năm "thay áo mới", trái với sự kỳ vọng ban đầu, bệnh viện này đang bộc lộ những bất cập sau quá trình cổ phần hóa.

Sau cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông Vận tải bộc lộ nhiều bất cập - Ảnh 1.

Nhiều bác sĩ có chuyên môn lần lượt rời bỏ bệnh viện vì nhiều lý do khác nhau.

Thực tế, ngay sau khi cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông Vận tải đã nhận được nhiều sự kỳ vọng của rất nhiều người về một cơ sở khám chữa bệnh có chất lượng, với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiệt tình.

Thế nhưng sau một thời gian hoạt động theo mô hình mới, bác sĩ Hồng Dương (Phó Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương) đã chuyển công tác sang một bệnh viện tư nhân. Nhiều bác sĩ có chuyên môn khác cũng lần lượt rời bỏ bệnh viện vì nhiều lý do khác nhau.

Thậm chí, chủ trương cổ phần hóa các bệnh viện công dường như được xem xét lại khi Bộ Giao thông Vận tải đã có động thái xin dừng cổ phần hóa tiếp 3 bệnh viện thuộc ngành là: Nam Thăng Long Hà Nội, Giao thông Vận tải Vinh và Bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng.

Ở góc nhìn từ Bệnh viện Nam Thăng Long Hà Nội, cổ phần hóa chưa hẳn là phương án tốt, bởi nếu chuyển sang hoạt động vì lợi nhuận, bệnh viện sẽ không phải là địa chỉ khám chữa bệnh dành cho người lao động có thu nhập trung bình và thấp.

Cổ phần hóa hãng phim: Hy vọng hay nỗi buồn của nền điện ảnh? Cổ phần hóa hãng phim: Hy vọng hay nỗi buồn của nền điện ảnh?

VTV.vn - Cổ phần hóa vốn được coi là cánh cửa mở đón gió, với trường hợp đặc thù của Hãng phim truyện Việt Nam, liệu đây có phải là làn gió hồi sinh hay không?


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước